💥 THÔNG TIN SỨC KHỎE💥 Huyệt ĐẠI CHÙY - Một huyệt vừa thần kỳ vừa đại bổ
💥 THÔNG TIN SỨC KHỎE💥 Huyệt ĐẠI CHÙY - Một huyệt vừa thần kỳ vừa đại bổ
Huyệt Đại chùy - một huyệt vị vừa thần kỳ vừa đại bổ
Đại chùy (椎) . Đại là to, là nhiều, là dụng cụ chiến đấu, chỉ khí huyết vật chất trong huyệt này dồi dào không hư vậy. Tên Đại chùy ý chỉ khí dương nhiệt của 3 kinh dương thủ túc đi vào huyệt này kết hợp với dương khí của Đốc mạch thông lên cổ đầu. năng lượng của huyệt này một là dương khí sung túc của Đốc mạch hun đúc truyền đến, hai là dương khí của 3 kinh dương thủ túc từ bên ngoài tán ở vùng lưng mặt, dương khí của nội huyệt sung thịnh ví như vững chãi như cột sống, cho nên tên gọi là Đại chùy.
Đại chùy ( Dazhui GV14). Xuất hiện tên trong " Hoàng đế nội kinh tố vấn. Luận Khí phủ" .Trong cuốn << Trửu hậu bị cấp phương>> tên là Đại chùy (槌), Trong <Đồ kinh châm cứu du huyệt đồng nhân> là Đại Trùy (顀). Tên khác là Bách Lao, Thượng Trữ. thuộc Đốc mạch. Huyệt Đại Chùy là huyệt giao hội của các kinh Thủ Thái dương tiểu trường kinh, Thủ dương minh đại trường kinh, Thủ thiếu dương tam tiêu kinh, Túc thái dương bàng quang kinh, Túc dương minh vị kinh, Túc thiếu dương đởm kinh, đốc mạch. Đại tức là cực lớn, chùy tức là xương sống, huyệt này nằm vị trí dưới mỏm gai đốt sống cổ 7 chỗ gồ cao nhất cho nên gọi là Đại Chùy.
Định vị huyệt Đại Chùy - huyệt giao hội của Đốc mạch và thủ túc tam dương kinh
1. Cách lấy huyệt Đại Chùy :
* Bước 1: Lấy huyệt tư thế phủ phục hoặc ngồi cúi đầu
* Bước 2 : Xác định đường chính giữa phía sau: tức là đường thẳng chính giữa sau lưng.
* Bước 3 : Trên đường chính giữa, có thể thấy chỗ giao giới lưng và cổ có 1 xương gồ lên cao.
* Bước 4 : Chỗ cao này có thể quay cổ tùy ý sang trái phải mà chuyển động chính là vị trí gai đốt sống cổ 7
* Bước 5 : Dưới gai sau của đốt sống cổ 7 có 1 chỗ lõm, tức là vị trí của huyệt này.
2. Tác dụng của huyệt Đại Chùy
* Ý nghĩa của huyệt Đại Chùy : Khí dương nhiệt của thủ túc tam dương từ chỗ này nhập với dương khí của Đốc mạch đi lên đầu cổ.
* Đặc trưng Khí huyết : Khí huyết dinh dưỡng là dương khí sung mãn dồi dào
* Quy luật vận hành : theo Đốc mạch truyền lên cổ não
* Công hiệu, tác dụng : ích khí tráng dương, hoãn biểu thông dương, bổ hư ninh thần, thanh nhiệt giải biểu, tiệt ngược chỉ nhàn.
3. Phương pháp day bấm Đại Chùy
Hít sâu, nín thở dùng ngón tay cái từ từ bấm lên huyệt Đại Chùy, sau đó từ từ thở ra, tiếp tục làm sau vài phút dẫn dần thôi bấm, dùng nhón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn, day bấm huyệt Đại Chùy lập đi lặp lại động tác như thế này, áp lực đều đều tăng lên huyệt, vỗ xoa xung quanh; lấy ngón trỏ và ngón giữa hoặc một trong 2 ngón ấn lên huyệt Đại Chùy, xoay vòng nhẹ dần. Phương pháp mô tả ở trên mỗi ngày lấy 1 loại hoặc 2,3 loại kết hợp với nhau, mỗi lần xoa bóp 10 - 15 phút, mỗi ngày 1-2 lần là được.
4. Lợi ích của thường day huyệt Đại Chùy
Bấm day huyệt Đại Chùy, các bệnh dùng không ngại, huyệt Đại Chùy là huyệt có tác dụng thống nhiếp và đốc thúc dương khí Đốc mạch cơ thể, cho nên Đốc mạch có cách nói là " Tổng đốc các kinh dương" và " bể của dương phương". huyệt Đại Chùy là huyệt giao hội của Thủ túc dương kinh và Đốc mạch, được gọi là " Dương trong dương", có tác dụng thống lĩnh dương khí toàn thân, liên lạc với âm khí toàn thân, cho nên day bấm huyệt Đại Chùy có thể xuyên thông âm dương, cường tráng cơ thể.
4.1. Có thể thoái nhiệt : huyệt Đại Chùy có tác dụng thông dương giải biểu, thoái nhiệt trục tà, là huyệt quan trọng thoái nhiệt toàn thân. thường phối cùng các huyệt Phong Trì, Ngoại Quan, Hợp Cốc để điều trị chứng này, dùng kim Tam lăng thích huyết, sau đó giác hơi, khiến cho tà huyệt theo huyết trục ra ngoài.
Trị đau đầu cổ : huyệt Đại Chùy còn có thể thông kinh mạch các kinh dương, vị trí của nó ở cổ, cho nên chứng đau đầu cổ, đặc biệt là bệnh đốt sống cổ, cổ gáy cứng đau do vẹo cổ dẫn đến, hiệu quả rất tốt.
4.2. Trị Cảm mạo : huyệt Đại Chùy có thể dùng điều trị chứng sợ lạnh, sốt, không có mồ hôi, tắc mũi biểu chứng do ngoại cảm phong hàn dẫn đến, thường phối với các huyệt Hợp Cốc, Phong Trì giải biểu phát hãn. Thực tế hàn khí đại đa phần từ huyệt Đại Chùy xâm nhập vào cơ thể, thường day bấm huyệt Đại Chùy có tác dụng tăng cường sức phòng chống hàn tà, còn có thể dự phòng cảm mạo. Trong quá trình dự phòng trị cảm mạo, sau khi day bấm huyệt Đại Chùy nếu như đồng thời day bấm huyệt Túc Tam Lý, Nghinh Hương hiệu quả càng tốt hơn.
4.3. Chỉ khái bình suyễn : huyệt Đại Chùy thường dùng trị chứng khái thấu, khó thở, tức thở, trên lâm sàng thường phối hợp cùng các huyệt Trung Phủ, Đản Trung, Phế Du, Định Suyễn.
Bản dịch : Ths, Bs Tôn Mạnh Cường
一个神奇又大补的穴位——大椎穴
来自: 百家号
大椎穴解析
大椎。大,多也。椎,锤击之器也,此指穴内的气血物质为实而非虚也。大椎名意指手足三阳的阳热之气由此汇入本穴并与督脉的阳气上行头颈。本穴物质一为督脉陶道穴传来的充足阳气,二是手足三阳经外散于背部阳面的阳气,穴内的阳气充足满盛如椎般坚实,故名大椎。
大椎为经穴名(Dàzhuī GV14)。出《黄帝内经素问·气府论》。《肘后备急方》作大槌,《铜人腧穴针灸图经》作大顀。别名百劳、上杼。属督脉。大椎是手太阳小肠经、手阳明大肠经、手少阳三焦经、足太阳膀胱经、足阳明胃经、足少阳胆经、督脉的交会穴。大即巨大,椎即椎骨,此穴在粗大的第七颈椎棘突之下,故名大椎。
「大椎穴·定位」
督脉、手足三阳经交会穴
「大椎穴·取穴方法」
第1步:取俯卧位或坐位低头;
第2步:确定后正中线:即在背部中央所作的垂直线;
第3步:在后正中线上,可见颈背部交界处椎骨上有一高突;
第4步:这一高突能随颈部左右摆动而转动即是第7颈椎棘突;
第5步:在第7颈椎棘突下有一凹陷,即为本穴。
大椎穴的作用
大椎穴意义:手足三阳的阳热之气由此汇入本穴并与督脉的阳气上行头颈。
气血特征:气血物质为坚实饱满的阳气。
运行规律:循督脉上传头颈。
功效作用:益气壮阳,大椎穴有解表通阳,补虚宁神,清热解表、截虐止痫的作用。
大椎穴的按摩方法
深呼吸,屏息时用食指缓缓用力按压大椎穴,然后缓缓吐气,持续数秒后慢慢放手,如此反复操作操作,用食指,中指,无名指轻揉大椎穴,压力均匀放在穴位上,盘旋抚摩;以食指和中指或其中一指着力于大椎穴上,做轻揉缓和的环旋转动。上述方法每天选取一种或两三种结合起来,每次按摩10-15分钟,每天1-2次即可。
常揉大椎穴的好处
按揉大椎穴,诸多疾病不用怕,大椎穴为人体督脉具有统摄和督促全身阳经的作用,故督脉有“总督诸阳”和“阳肪之海”的说法。大椎穴是手足三阳经与督脉的交会穴,被称为“阳中之阳”,具有统领一身阳气、联络一身阴气的作用。所以按摩大椎穴可贯通阴阳、强壮机体。
能退烧:大椎穴有通阳解表,退热驱邪的作用,为全身退热之要穴。常配以风池穴,外关穴,合谷穴等施治,在大椎穴上用三棱针点刺出血,然后拔火罐,使邪热随血而出。
治头颈疼痛:大椎穴还可通调各阳经脉,它位于颈部,故可用于头项痛症,尤其是颈椎病,落枕引起的头项强痛等,疗效颇佳。
治感冒:大椎穴可用于治疗外感风寒所致的恶寒、发热、无汗、鼻塞等表症,常配合谷穴,风池穴解表发汗。其实寒气大多是从大椎穴处侵入的,经常搓擦大椎穴能够增强御寒能力,还可以预防感冒。在防治感冒过程中,搓擦大椎穴以后如果能同时按摩足三里穴、迎香穴等,效果会更好。
止咳平喘:大椎穴常用于治疗咳嗽,哮喘,气喘等症,临床常选配中府穴,膻中穴,肺俞穴,定喘穴等治疗疾病。
Nhận xét